Mì ăn liền, mì tôm, mì gói… là 1 món ăn rất quen thuộc với người dân VN bởi nó vừa dễ nấu vừa tiết kiệm. Tuy nhiên, sau nâng mũi ăn mì tôm được không lại là băn khoăn của khá nhiều tín đồ làm đẹp. Để tìm được lời giải đáp cho vấn đề này thì các bạn đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!

NÂNG MŨI ĂN MÌ TÔM ĐƯỢC KHÔNG?
Mì tôm là thực phẩm nằm trong danh sách những món ắn cần kiêng khem sau khi nâng mũi hoặc sửa mũi hỏng. Hầu hết khách hàng có thói quen sử dụng mì ăn liền thường xuyên cần chú ý và tạm thời dừng sử dụng loại đò ăn này đến lúc mũi ổn định.
Để hiểu rõ chi tiết về vấn đề nâng mũi có được ăn mì tôm không, bác sĩ Phùng Mạnh Cường chuyên phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ cho biết:
Thường thì 1 người trưởng thành có sức khỏe tốt nên tránh việc ăn nhiều mì tôm bởi thành phần muối natri chứa trong sợi mì và gia vị có hàm lượng rất lớn, cao khoảng 2,700 mg vượt quá mức hấp thụ bình thường cho phép của cơ thể là 2,300 mg.
Chưa kể đến người vừa mới nâng mũi xong, dù là tiểu phẫu thì vấn đề về sức khỏe vẫn sẽ có sự ảnh hưởng, lúc này mức độ nạp muối natri càng thấp, theo nghiên cứu thì nhỏ hơn 1,500 mg.
Thế nên, nếu người vừa phẫu thuật chỉnh sửa mũi xong mà ăn mì tôm nhiều không chỉ kéo dài thời gian lành thương của mũi mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của bản thân.
Những ai vửa mới nâng mũi xong không nên xem nhẹ việc kiêng cử mì tôm, mì gói, mì ăn liền… bởi chúng có khả năng gây ra nhiều hậu quả không kiểm soát được.
Dịch mũi chảy nhiều, có rủi ro chảy máu tiềm ẩn
Ăn mì tôm nhiều sau nâng mũi thì có thể rơi vào tình huống dịch mũi và máu tiết ra nhiều hơn, xuất hiện hiện tượng chảy máu mũi, nhiễm trùng vết thương tại chỗ khâu.
Xem thêm: Nâng mũi nên ăn gì?
Theo nhiều báo cáo nghiên cứu trong lĩnh vực y khoa, khi cơ thể hấp thụ lượng muối natri không hề thấp, đã vượt mức cho phép sẽ khiến cơ thể phản ứng lại với những hiện tượng như tăng nhịp tim, tăng huyết áp, máu trong cơ thể lưu thông nhanh và mạnh làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Kéo dài thời gian lành vết khâu
Ăn mì tôm không mang lại bất cứ dưỡng chất nào có lợi nhiều cho cơ thể. Thêm vào đó là lượng chất mỡ shotrerining trong mì gói có tác dụng làm gián đoạn quá trình tiêu hóa của cơ thể, chỉ gây hại chứ không có ích lợi gì cả.
Thế nên sau khi sửa mũi, muốn phục hồi nhanh thì cơ thể phải bổ sung nhiều dưỡng chất có lợi thay vì sử dụng mì ăn liền ít dinh dưỡng. Khả năng miễn dịch bị yếu đi, ít dinh dưỡng thì 100% sẽ làm mũi lâu lành thương hơn.
Tưởng chừng nâng mũi ăn mì tôm được không chỉ là 1 động thái nhỏ nhưng nếu như không để ý thì có khả năng gây nên hiện tượng nhiễm trùng, mưng mủ tăng nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến hoại tử.
Phản ứng: mẩn ngứa, nổi mụn
Hầu hết chất béo bão hòa, chất bảo quản, phụ gia, dầu chiên… có bên trong gói mì ăn liền đều là 1 phần căn nguyên gây nên mụn trên diện mạo. Vì vậy ăn mì có nguy cơ nổi mụn trên mũi đấy.

NÂNG MŨI KIÊNG ĂN MÌ TÔM BAO LÂU?
Nâng mũi có được ăn mì tôm không? Tại từng thời điểm phục hồi sẽ có 1 số chú ý cần quan tâm về vấn đề sử dụng mì ăn liền, cụ thể:
Xem thêm: Nâng mũi ăn khoai tây được không?
1 tuần đầu tiên
Bạn tuyệt đối không được ăn mì gói trong tuần đầu sau khi nâng mũi. Thường thì cho tới lúc thực hiện cắt chỉ, tháo nẹp bạn phải hết sức chú ý trong vấn đề về dinh dưỡng do lúc này vết thương đang liền lại, mũi dần hết sưng bầm.
Từ 2 – 4 tuần
Từ tuần thứ 2 trở đi, bạn có thể ăn mì tôm nhưng phải hạn chế. CHo dù mũi đã lành lặn phần nào nhưng nếu ăn mì gói nhiều thì vẫn có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến mũi.
Sau 1 tháng
Vào lúc này thì bạn đã có thể ăn mì tôm như bình thường. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hỏi thăm bác sĩ thêm để chắc chắn hơn.
THỜI GIAN ĐẦU LỠ ĂN MÌ TÔM THÌ CÓ SAO KHÔNG
Trong khoảng thời gian đầu nếu lỡ ăn mì tôm mà cơ địa của bạn tốt thì sẽ không ảnh hưởng quá nhiều. Nhưng cũng không nên chủ quan bạn nhé, hãy ăn bù lại những món ăn khác có lợi cho mũi nhiều hơn.
Nếu cơ địa bạn khá khó và nhạy cảm thì có thể xuất hiện 1 số hiện tượng xấu mà bài viết đã phân tích ở trên, lúc này bạn nên tái khám để bác sĩ kiểm tra.
Với bài viết trên đây thì bác sĩ Phùng Mạnh Cường vừa gửi đến các bạn, đặc biệt là những ai đã sửa mũi xong lời giải đáp cho câu hỏi “nâng mũi ăn mì tôm được không?”. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.
Xem thêm: Nâng mũi ăn đậu hũ được không?
Nếu bạn vẫn còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp hoặc muốn đặt lịch thăm khám trực tiếp với bác sĩ Cường thì đừng ngại ngùng mà hãy liên hệ với chúng tôi hay để lại comment phía bên dưới.

Bác sĩ Phùng Mạnh Cường là bác sĩ chuyên khoa I phẫu thuật thẩm mỹ và tạo hình.Bs. Phùng Mạnh Cường từng học và tu nghiệp ở các quốc gia có nền thẩm mỹ nổi tiếng hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Thái Lan.Nhưng quan trọng nhất chính là “cái nôi của phẫu thuật thẩm mỹ” – Hàn Quốc. Hiện tại, bác sĩ Phùng Mạnh Cường đang là Giám đốc Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo