Sau khi nâng mũi, bạn cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chăm sóc và ăn uống để đảm bảo vết thương mau lành và không để lại sẹo. Vậy nâng mũi có được ăn trứng không? Hãy cùng tôi giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!

Nâng mũi ăn trứng được không?
Sau khi nâng mũi có được ăn trứng không? Bạn KHÔNG NÊN ăn trứng sau khi vừa nâng mũi. Tuy trứng là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa nên rất tốt cho cơ thể nhưng lại không tốt cho quá trình hồi phục sau nâng mũi, đặc biết là trứng vịt lộn, trứng cút…

Nếu không điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, vết thương có thể chậm lành và để lại sẹo, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Đặc biệt với những người vừa mới phẫu thuật cần phải tuân thủ nghiêm ngặt sự hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để đạt được kết quả tốt trong quá trình hồi phục.
Tác động của trứng đến quá trình hồi phục sau nâng mũi
Thành phần dinh dưỡng của trứng
Trứng chứa nhiều protein, vitamin A, D, B12 và khoáng chất như sắt, kẽm. Đây là thực phẩm bổ dưỡng, nhưng sau nâng mũi, cơ thể cần tránh các yếu tố gây kích ứng.
Ảnh hưởng của trứng đến vết thương sau phẫu thuật
Sau phẫu thuật nâng mũi, việc ăn trứng có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả thẩm mỹ. Trứng có khả năng kích thích sản sinh collagen quá mức, làm tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi ngay tại vết mổ ở chân trụ mũi hoặc quanh vùng mũi nếu có đường cắt.

Xem thêm: Nâng mũi nên kiêng gì? 3 thực phẩm tuyệt đối không nên ăn
Bên cạnh đó, trứng cũng có thể khiến vùng da non ở mũi bị sậm màu, tạo nên hiện tượng loang lổ màu da, làm mũi mất đi sự tự nhiên và đồng đều sau khi lành. Vì vậy, để đảm bảo mũi hồi phục đẹp, hài hòa và không để lại dấu vết, nên kiêng trứng hoàn toàn cho đến khi vết thương lành hẳn.
Sau nâng mũi nên kiêng trứng trong bao lâu?
Thời gian kiêng trứng sau phẫu thuật nâng mũi thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần, tùy vào mức độ hồi phục và cơ địa mỗi người. Nếu vết mổ lành nhanh, không bị sưng viêm, có thể ăn lại sớm hơn; còn với cơ địa dễ sẹo hoặc da nhạy cảm, nên kiêng đủ 4 tuần để đảm bảo kết quả thẩm mỹ tốt.

Cần kiêng những món chế biến từ trứng sau khi nâng mũi hay không?
Vậy “Nâng mũi có được ăn trứng không” khi chế biến thành các món như trứng luộc, chiên hay bánh? Câu trả lời là nên kiêng. Dù nấu kiểu gì, trứng vẫn có thể ảnh hưởng đến vết mổ, làm tăng nguy cơ sẹo hoặc thâm.
Nâng mũi ăn hột vịt lộn được không?
Hột vịt lộn là món khoái khẩu của nhiều người, nhưng sau nâng mũi thì sao? Mặc dù trong hột vịt lộn rất giàu kinh dưỡng nhưng lại gây khó tiêu và có thể gây nóng trong. Vậy nên bạn cũng không nên ăn để tránh làm ảnh hưởng đến quá trình lành thương.

Nâng mũi ăn trứng cút được không?
Thành phần của trứng cút cũng tương tự trứng gà, vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây kích ứng hoặc thâm da. Vậy nên cũng không ngoại lệ sau nâng mũi bạn cũng cần phải kiêng cữ để vết thương hồi phục nhanh và đẹp hơn.
Nếu lỡ ăn trứng thì có sao không?
Nếu bạn lỡ ăn một ít trứng sau nâng mũi, đừng quá lo lắng. Hãy quan sát cơ thể xem có biểu hiện như ngứa ngáy hay mẩn đỏ gì không. Nếu không bạn vẫn ổn nhưng cần hạn chế tối đa ăn lần sau và hỏi bác sĩ nếu thấy có dấu hiệu bất thường xảy ra để kịp xử lý
Xem thêm: Nâng mũi bị sẹo lồi ? 4 nguyên nhân và cách khắc phục
Thực phẩm nên ăn để hỗ trợ quá trình hồi phục
Thay vì băn khoăn “Nâng mũi có được ăn trứng không”, bạn nên bổ sung các thực phẩm tốt sau:

- Thực phẩm giàu vitamin A và C: Nên ăn nhiều rau xanh và trái cây tươi như cà rốt, cam, bưởi. Những loại thực phẩm này giúp tăng cường sức đề kháng, giảm viêm sưng và hỗ trợ tái tạo da, giúp vết mổ mau lành và lên màu da tự nhiên.
- Thực phẩm giàu protein: Các món như thịt nạc, cá, đậu hũ cung cấp lượng đạm cần thiết cho quá trình phục hồi mô tổn thương. Nhóm thực phẩm này đóng vai trò quan trọng giúp mũi nhanh lành và hạn chế nguy cơ để lại sẹo.
- Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch là lựa chọn lý tưởng trong giai đoạn hồi phục. Chúng cung cấp năng lượng bền vững và dưỡng chất cần thiết, hỗ trợ cơ thể hấp thu tốt các vitamin và khoáng chất.
Vậy “Nâng mũi có được ăn trứng không”? Qua nội dung trên bạn đã hiểu rõ phần nào về chế độ ăn uống cần bổ sung sau nâng mũi phải không nào? Hy vọng thông tin bài viết sẽ hữu ích và nhanh hồi phục.
Nếu còn nhiều vấn đề cần giải đáp hãy liên hệ ngay tới Bs Phùng Mạnh Cường để được hỗ trợ ngay nhé!

Chứng chỉ hành nghề: 004322/ĐNAI – CCHN
Công nhận CKI phẫu thuật tạo hình: 1430/QĐ-TĐHYKPNT
Bác sĩ Phùng Mạnh Cường là bác sĩ chuyên khoa I phẫu thuật thẩm mỹ và tạo hình. Bs. Phùng Mạnh Cường từng học và tu nghiệp ở các quốc gia có nền thẩm mỹ nổi tiếng hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Thái Lan. Nhưng quan trọng nhất chính là “cái nôi của phẫu thuật thẩm mỹ” – Hàn Quốc. Hiện tại, bác sĩ Phùng Mạnh Cường đang là Giám đốc Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo.
Có thể bạn quan tâm:
Nâng mũi cấu trúc là gì? Có an toàn không? Giữ được bao lâu?
Bạn đang tìm kiếm một phương pháp nâng mũi giúp cải thiện toàn diện dáng [...]
Cắt mí mắt nội soi vi phẫu là gì? Có nên thực hiện hay không
Không ít người mong muốn có đôi mắt hai mí rõ nét, trẻ trung hơn [...]
Căng Da Mặt Smas – Lấy Lại Tuổi Xuân Ngay Tức Thì
Một bước tiến vượt trội giúp lấy lại tuổi thanh xuân cho phụ nữ chính [...]
Nâng Ngực Nội Soi Vi Phẫu – Bí Quyết Để Có Vòng 1 Căng Tròn
Nâng ngực nội soi vi phẫu hiện nay đang là giải pháp được nhiều chị [...]