Sau khi thực hiện nâng mũi, đặc biệt là nâng mũi cấu trúc hoặc nâng mũi bán cấu trúc, đa phần khách hàng sẽ gặp phải tình trạng sưng nề vùng mũi và xung quanh mắt. Đây là một phản ứng hoàn toàn bình thường, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang khởi động quá trình phục hồi sau khi mô mềm bị can thiệp.
Tuy nhiên cũng có khá nhiều khách hàng lo lắng và thắc mắc vì sao nâng mũi xong lại bị sưng? cách giảm sưng sau nâng mũi như thế nào? Bài viết được bác sĩ Phùng Mạnh Cường chia sẻ dưới đây sẽ chỉ dẫn bạn.

NÂNG MŨI BỊ SƯNG CÓ BÌNH THƯỜNG KHÔNG?
Sau khi thực hiện nâng mũi, đặc biệt là nâng mũi cấu trúc hoặc nâng mũi bán cấu trúc, đa phần khách hàng sẽ gặp phải tình trạng sưng nề vùng mũi và xung quanh mắt. Đây là một phản ứng hoàn toàn bình thường, là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang khởi động quá trình phục hồi sau khi mô mềm bị can thiệp.
Hiện tượng sưng sau nâng mũi là kết quả của:
Phản ứng viêm mô mềm tự nhiên do cơ thể huy động bạch cầu, dịch mô đến khu vực tổn thương để sửa chữa
Tích tụ dịch mô (phù nề nhẹ) do tĩnh mạch và mao mạch chưa lưu thông ổn định sau phẫu thuật
Sự can thiệp dao kéo vào các lớp mô liên kết, mạch máu và sụn mũi, dù nhẹ hay sâu đều làm ảnh hưởng đến cấu trúc mô vùng mũi
Thời gian sưng phổ biến sau phẫu thuật mũi là từ 3 – 10 ngày đầu, và có thể kéo dài đến 2 – 3 tuần ở những người có cơ địa dễ sưng hoặc hệ miễn dịch phản ứng mạnh. Trong một số ít trường hợp, phù nề nhẹ có thể kéo dài vài tuần nhưng sẽ giảm dần nếu được chăm sóc đúng cách.
VÌ SAO NÂNG MŨI BỊ SƯNG?
Hiện tượng sưng sau nâng mũi là kết quả của nhiều yếu tố liên quan đến cả quá trình phẫu thuật và phản ứng sinh học của cơ thể. Việc nắm rõ nguyên nhân sẽ giúp bạn hiểu vì sao mũi sưng, từ đó áp dụng các biện pháp giảm sưng sau nâng mũi phù hợp, tránh lo lắng không cần thiết hoặc xử lý sai cách.
Tổn thương mô mềm và mạch máu trong quá trình phẫu thuật
Trong quá trình nâng mũi cấu trúc, bác sĩ thường phải bóc tách da mũi, can thiệp sâu vào lớp mô liên kết, tạo khoang đặt sụn và cố định bằng chỉ khâu. Quá trình này dù được thực hiện chuẩn y khoa vẫn không tránh khỏi việc:
Gây rách các mao mạch nhỏ
Làm tổn thương mô mềm
Làm gián đoạn tạm thời tuần hoàn tại chỗ
Hậu quả là dịch mô tích tụ tạm thời tại vùng mổ, biểu hiện ra ngoài bằng tình trạng phù nề, sưng nề quanh mũi và mắt.
Phản ứng viêm tự nhiên sau xâm lấn
Sau khi phẫu thuật, cơ thể sẽ khởi động cơ chế viêm để bảo vệ và phục hồi vùng tổn thương. Đây là quá trình sinh lý bình thường của hệ miễn dịch.
Các tế bào miễn dịch như đại thực bào, bạch cầu sẽ di chuyển đến khu vực vừa mổ, kéo theo sự giãn mạch và thẩm thấu dịch viêm, gây nên:
Phù nề nhẹ
Sưng đỏ vùng mũi và dưới mắt
Cảm giác hơi đau nhức, nặng mặt
Hiện tượng này thường rõ rệt trong 48 – 72 giờ đầu và giảm dần sau ngày thứ 4 nếu được chăm sóc đúng cách.
Tích tụ dịch mô (edema)
Edema hay còn gọi là phù mô là hiện tượng phổ biến sau các ca phẫu thuật vùng mặt. Khi mao mạch bị tổn thương, dịch mô rò rỉ ra ngoài không gian gian bào, gây nên:
Cảm giác căng tức, nề
Da mũi căng bóng
Có thể kèm bầm tím nhẹ ở mí mắt dưới
Cơ địa dễ sưng, hệ miễn dịch phản ứng mạnh
Một số người có cơ địa đặc biệt nhạy cảm, hệ miễn dịch phản ứng mạnh với các can thiệp y khoa, dễ bị:
Sưng nề kéo dài
Tăng nguy cơ tụ dịch
Cần nhiều thời gian hơn để hồi phục
Những người có tiền sử phù nề lâu sau phẫu thuật, phản ứng mạnh khi tiêm vắc-xin hoặc dễ bị bầm tím, sưng đỏ khi va chạm nhẹ thường là đối tượng thuộc nhóm này. Với các trường hợp này, bác sĩ có thể cân nhắc điều chỉnh phác đồ chăm sóc hậu phẫu riêng biệt.
NÂNG MŨI BAO LÂU THÌ HẾT SƯNG?
Thông thường, hiện tượng sưng sau nâng mũi sẽ giảm đáng kể sau 7 – 10 ngày đầu. Tuy nhiên, để hết sưng hoàn toàn, mô mềm ổn định và mũi vào form tự nhiên, thời gian có thể kéo dài từ 3 đến 6 tuần tùy theo cơ địa của mỗi người.
NHỮNG CÁCH GIẢM SƯNG SAU NÂNG MŨI HIỆU QUẢ
Hãy tham khảo 6 cách giảm sưng sau nâng mũi được chia sẻ bởi bác sĩ Phùng Mạnh Cường dưới đây:
Chườm lạnh, chườm đá
Chườm lạnh là phương án trị vết sưng tấy, da bầm tím hàng đầu cũng như được các chuyên gia công nhận. Vì thế, sau khi nâng mũi, các bạn nên chườm lạnh vùng mũi trong vòng 1 đến 3 ngày để giảm tình trạng này. Bên cạnh đó thì các bạn cũng cần cẩn thận, đừng để nước rơi dính vào vết phẫu thuật, tránh ảnh hưởng đến quá trình khôi phục.
Xem thêm: Sau khi nâng mũi nên làm gì?
Chườm ấm, chườm nóng
Sau 3 ngày thì từ ngày thứ 4, các bạn cần triển khai việc chườm ấm. Việc này có khả năng trợ giúp mũi giảm sưng tấy và xóa tan vết bầm tím. Các bạn nên chuẩn bị một túi chườm chứa nước ấm hoặc chỉ đơn giản là dùng trứng gà luộc chườm xung quanh vùng mũi.
Lưu ý: Chườm lạnh và chườm ấm nên chườm từ 15-20 phút/lần, 1 ngày chườm 4-5 lần.
Đặt ống dẫn lưu
Tuy vào cụ thể mỗi trường hợp mà bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ đưa ra quyết định đặt ống dẫn lưu hay không. Biện pháp đặt ống dẫn lưu này chủ yếu dành cho những ai có máu bị loãng hoặc dễ bị tụ dịch sau phẫu thuật, công cụ này sẽ hỗ trợ dịch mũi thoát ra ngoài dễ dàng, hạn chế sưng bầm sau nâng mũi.
Uống thuốc bác sĩ kê đơn
Sau phẫu thuật nâng mũi thì chắc chắn 1 điều là bác sĩ thẩm mỹ sẽ kê đơn thuốc giúp đỡ đau, bớt sưng đi kèm với chỉ định về liều lượng cũng như cách uống.
Hãy nghiêm túc tuân thủ các dặn dò của bác sĩ, trạng thái mũi đang sưng bầm sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước nếu bạn phải sử dụng thêm bất kỳ loại thuốc nào khác.
Xem thêm: Nâng mũi cấu trúc

Uống nhiều nước lọc
Uống khoảng 1,5 – 3 lít nước mỗi ngày sẽ giúp thanh lọc những chất cặn bã, độc tố trong cơ thể cũng như giúp máu lưu thông tốt hơn. Nhờ đó mà tình trạng sưng bầm cũng nhanh chóng biến mất hơn.
Xem thêm: Các chườm đá sau khi nâng mũi
Bổ sung vitamin, kiêng những thực phẩm có hại
Ăn nhiều sinh tố, nước ép trái cây tươi, rau củ xanh giúp bổ sung vào cơ thể nhiều loại vitamin, khoáng chất cực kỳ thiết yếu cho quá trình mũi lành lặn, tăng cường hệ miễn dịch chống nhiễm trùng.
Bên cạnh việc nạp các dưỡng chất quan trọng vào cơ thể thì cũng nên kiêng cử các món gây hại cho vết thương như thịt bò, thịt gia cầm, rau muống, đồ biển, đồ nếp, thức ăn dầu mỡ cùng các loại nước có cồn, chất kích thích. Hãy chăm sóc đúng cách và hiện tượng sưng bầm sẽ tan biến.
NHỮNG SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHIẾN MŨI BỊ SƯNG LÂU HƠN
Sau khi thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ mũi, nhiều người nôn nóng muốn giảm sưng nhanh nên tự áp dụng các biện pháp không đúng cách. Thực tế, một số thói quen thường gặp lại chính là nguyên nhân khiến tình trạng sưng kéo dài, không giảm hoặc thậm chí nặng hơn.
Dưới đây là những sai lầm phổ biến bạn cần tránh tuyệt đối để quá trình phục hồi sau nâng mũi diễn ra an toàn và hiệu quả hơn.
Chườm đá quá lâu hoặc sai vị trí
Chườm lạnh là phương pháp hiệu quả để giảm sưng trong 48 giờ đầu, nhưng lạm dụng hoặc thực hiện sai cách có thể gây phản tác dụng:
Chườm đá quá lâu (trên 20 phút/lần) có thể gây co mạch mạnh, làm giảm lưu thông máu và kéo dài thời gian hồi phục.
Đặt trực tiếp đá lên da hoặc lên vùng mũi mới phẫu thuật dễ gây bỏng lạnh, hoại tử mô mềm hoặc biến dạng sống mũi.
Chườm sai vị trí, như quá gần mí mắt hoặc đè lên vùng mũi, có thể tạo áp lực không cần thiết lên vết mổ.
Nên chườm lạnh tối đa 10–15 phút/lần, quanh vùng má và dưới mắt, không đặt trực tiếp lên mũi và chỉ nên thực hiện trong 2 ngày đầu sau phẫu thuật.
Tự ý dùng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ
Nhiều người có tâm lý lo sưng lâu nên tự mua thuốc giảm sưng, kháng viêm hoặc thuốc dân gian không rõ nguồn gốc để uống. Điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ:
Sử dụng thuốc chống viêm sai loại (như corticoid liều cao) có thể ảnh hưởng đến hệ miễn dịch và làm chậm quá trình phục hồi.
Một số thuốc cầm máu hoặc giảm sưng truyền miệng có thể gây tương tác nguy hiểm với thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống phù đã được kê trước đó.
Dùng quá liều NSAIDs (Ibuprofen, Naproxen…) có thể gây loét dạ dày, suy gan – thận.
Tuyệt đối không dùng bất kỳ loại thuốc nào nếu không được bác sĩ phẫu thuật hoặc bác sĩ chuyên khoa chỉ định rõ ràng.
Vận động mạnh, đi nắng nhiều trong giai đoạn hồi phục
Nhiều người vì công việc hoặc thói quen sinh hoạt hàng ngày mà vẫn:
Tập thể dục cường độ cao
Cúi đầu làm việc lâu
Đi lại nhiều ngoài trời nắng
Đây là nguyên nhân khiến mạch máu giãn nở, máu dồn lên vùng mặt, từ đó làm tăng sưng và kéo dài thời gian hồi phục. Đồng thời, tia UV từ ánh nắng mặt trời còn có thể làm màu da vùng mũi không đều, dễ sạm màu, lâu lành.
Lưu ý: Trong ít nhất 10 – 14 ngày đầu, bạn nên:
Hạn chế ra ngoài nắng
Nghỉ ngơi nhiều
Tránh vận động mạnh hoặc cúi đầu lâu
Ăn thực phẩm gây dị ứng hoặc kích thích phản ứng viêm
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sưng viêm. Tuy nhiên, nhiều người không biết hoặc chủ quan, tiếp tục ăn các thực phẩm giàu đạm lạ, dễ kích ứng, cụ thể như:
Hải sản (tôm, cua, mực): dễ gây ngứa, nổi mề đay, làm vết mổ lâu lành.
Thịt gà, đồ nếp: có thể làm mưng mủ hoặc tăng phản ứng viêm cục bộ.
Rượu, bia, cà phê: làm giãn mạch, tăng sưng và dễ tụ máu.
Gợi ý: Trong ít nhất 2 tuần đầu, bạn nên ăn uống thanh đạm, bổ sung nhiều vitamin C, rau xanh, trái cây, tránh toàn bộ các thực phẩm trên.
KHI NÀO CẦN ĐI GẶP BÁC SĨ NẾU TRIỆU CHỨNG SƯNG MŨI KÉO DÀI?
Hiện tượng sưng sau nâng mũi là phản ứng bình thường, nhưng nếu sưng kéo dài quá mức, kèm theo các triệu chứng bất thường, thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo biến chứng. Việc nhận diện kịp thời và xử lý đúng cách sẽ giúp bạn tránh được các hậu quả nghiêm trọng như nhiễm trùng, hoại tử mô, hoặc mất dáng mũi.
Sưng kèm theo đỏ, nóng và sốt – Cảnh báo nhiễm trùng
Nếu vùng mũi hoặc vùng xung quanh sưng to, đỏ, cảm giác nóng rát và bạn bắt đầu có biểu hiện sốt nhẹ đến sốt cao thì đây là dấu hiệu rõ ràng của nhiễm trùng mô mềm. Nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời có thể lan sâu vào khoang mũi, ảnh hưởng đến mô sụn và phải tháo sụn để kiểm soát ổ viêm.
Trong một số ca nghiêm trọng, nhiễm trùng còn có thể gây nên áp xe, mưng mủ, hoại tử hoặc lan sang các vùng xoang gần đó. Theo thống kê từ các ca tai biến thẩm mỹ, tình trạng nhiễm trùng sau nâng mũi chiếm khoảng 1,5 – 2%, phần lớn do không được chăm sóc đúng cách trong giai đoạn đầu hậu phẫu.
Sưng lệch một bên hoặc đau nhói liên tục
Đây là tình huống thường gặp nhưng rất dễ bị bỏ qua. Nếu bạn cảm thấy sưng chỉ xuất hiện lệch một bên, đi kèm với cảm giác đau buốt, nhói như có vật thể lạ chèn ép, thì rất có thể đó là dấu hiệu:
Mũi bị tụ dịch hoặc tụ máu ở một phía, chèn vào dây thần kinh
Sụn bị lệch khỏi khoang đặt, tạo ra áp lực bất đối xứng lên mô mềm
Tình trạng này cần được thăm khám bằng siêu âm mô mềm hoặc kiểm tra khoang mũi để bác sĩ đánh giá có cần tháo dịch, tháo sụn hoặc điều chỉnh vị trí vật liệu nâng hay không.
Máu bầm không tan, lan xuống vùng mắt và môi
Thông thường, máu bầm sau phẫu thuật sẽ nhạt dần rồi biến mất trong vòng 7 – 10 ngày. Nếu sau thời gian này, máu bầm vẫn lan rộng, sậm màu hoặc lan xuống vùng mí mắt dưới, môi trên thì có thể bạn đang gặp:
Tình trạng tụ máu dưới da không tiêu
Phản ứng viêm mạch hoặc chảy máu mao mạch kéo dài
Đây không còn là phản ứng bình thường của cơ thể mà là biến chứng cần được theo dõi sát. Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng enzyme tan máu bầm hoặc dẫn lưu dịch nếu cần.
Với bài viết trên đây thì bác sĩ Phùng Mạnh Cường vừa gửi đến các bạn, đặc biệt là những ai có ý định tìm hiểu thêm về thông tin về thẩm mỹ mũi với lời giải đáp cho vấn đề “Cách giảm sưng sau nâng mũi?”. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn.
Nếu bạn vẫn còn bất kỳ băn khoăn nào cần giải đáp hoặc muốn đặt lịch thăm khám trực tiếp với bác sĩ Cường thì đừng ngại ngùng mà hãy liên hệ với chúng tôi hay để lại comment phía bên dưới.
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC THƯỜNG GẶP
Sau bao lâu thì được chườm nóng?
Bạn có thể bắt đầu chườm ấm nhẹ từ sau 72 giờ (3 ngày), nhưng cần có sự đồng ý từ bác sĩ.
- Dùng khăn ấm (không quá 40°C)
- hườm ở vùng má, tránh đặt trực tiếp lên mũi
- Mỗi lần chườm 5 – 10 phút, thực hiện 1 – 2 lần/ngày
Chườm nóng quá sớm hoặc sai vị trí có thể khiến mạch máu giãn nở, làm sưng kéo dài hơn.
Ăn gì và kiêng gì để mũi nhanh hết sưng?
Những thực phẩm nên ăn:
- Thực phẩm giàu vitamin C (cam, bưởi, ổi, súp lơ)
- Dứa (giàu bromelain – hỗ trợ tan máu bầm)
- Rau xanh, cá hồi, thịt nạc, đậu phụ
- Uống đủ nước (2 – 2.5 lít/ngày)
Những thực phẩm mà bạn nên kiêng:
- Hải sản, thịt gà, đồ nếp (dễ gây dị ứng, viêm)
- Đồ cay nóng, rượu bia, cà phê (gây giãn mạch, tăng sưng)
- Thức ăn quá mặn (làm cơ thể giữ nước, gây phù)
Một chế độ ăn hợp lý giúp giảm sưng nhanh sau nâng mũi, đồng thời hỗ trợ quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi hơn.

Chứng chỉ hành nghề: 004322/ĐNAI – CCHN
Công nhận CKI phẫu thuật tạo hình: 1430/QĐ-TĐHYKPNT
Bác sĩ Phùng Mạnh Cường là bác sĩ chuyên khoa I phẫu thuật thẩm mỹ và tạo hình. Bs. Phùng Mạnh Cường từng học và tu nghiệp ở các quốc gia có nền thẩm mỹ nổi tiếng hàng đầu thế giới như Hoa Kỳ, Thái Lan. Nhưng quan trọng nhất chính là “cái nôi của phẫu thuật thẩm mỹ” – Hàn Quốc. Hiện tại, bác sĩ Phùng Mạnh Cường đang là Giám đốc Bệnh viện thẩm mỹ Gangwhoo.
Có thể bạn quan tâm:
Nâng mũi cấu trúc là gì? Có an toàn không? Giữ được bao lâu?
Bạn đang tìm kiếm một phương pháp nâng mũi giúp cải thiện toàn diện dáng [...]
Cắt mí mắt nội soi vi phẫu là gì? Có nên thực hiện hay không
Không ít người mong muốn có đôi mắt hai mí rõ nét, trẻ trung hơn [...]
Căng Da Mặt Smas – Lấy Lại Tuổi Xuân Ngay Tức Thì
Một bước tiến vượt trội giúp lấy lại tuổi thanh xuân cho phụ nữ chính [...]
Nâng Ngực Nội Soi Vi Phẫu – Bí Quyết Để Có Vòng 1 Căng Tròn
Nâng ngực nội soi vi phẫu hiện nay đang là giải pháp được nhiều chị [...]