Nâng mũi bị chảy máu: Nguyên nhân và cách phòng tránh

Sau khi nâng mũi, không ít khách hàng cảm thấy lo lắng khi gặp phải tình trạng bị chảy máu ở vùng mũi. Đây là một phản ứng cơ thể có thể xảy ra trong giai đoạn đầu hậu phẫu, nhưng cũng có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của một biến chứng nghiêm trọng nếu không được theo dõi và xử lý đúng cách.

Có khá nhiều người mới Nâng mũi xong bị chảy máu hoặc bị trong thời gian dài. Vậy khi gặp tình huống này có sao không và cách xử lí như thế nào. Lời giải đáp sẽ được chúng tôi bật mí qua bài viết dưới đây sẽ đừng bỏ lỡ nhé!

HIỆN TƯỢNG NÂNG MŨI XONG BỊ CHẢY MÁU

Đây là hiện tượng bình thường khi cơ thể có vết thương hở mà bất cứ ai cũng sẽ gặp phải. Điều này không nguy hiểm nên bạn không cần quá lo lắng. Hiện tượng chảy máu sau nâng mũi thường hết nhanh sau khoảng 1 ngày.

Theo bác sĩ Cường, mặc dù chảy máu nhẹ sau phẫu thuật nâng mũi là bình thường, nhưng hiện tượng này cũng có thể là dấu hiệu của các vấn đề nghiêm trọng hơn nếu không được xử lý đúng cách. Mũi có thể bị hỏng do không băng bó đúng cách hoặc bị nhiễm trùng do quy trình phẫu thuật không an toàn.

Trong trường hợp này, chảy máu có thể là một dấu hiệu cảnh báo cần đến ngay các cơ sở thẩm mỹ, bệnh viện uy tín để được tư vấn và kiểm tra.

Hiện tượng nâng mũi xong bị chảy máu có sao không?
Hiện tượng nâng mũi xong bị chảy máu có sao không?

Xem thêm: Nâng mũi xong bị đau đầu, liệu có đáng lo.

NGUYÊN NHÂN GÂY RA HIỆN CHẢY MÁU SAU NÂNG MŨI

Liên hệ để tư vấn 1:1 cùng bác sĩ

Liên hệ bác sĩ Cường

nâng mũi xong bị chảy máu do sụn nâng mũi không đảm bảo.

Hiện tượng sau khi nâng mũi bị chảy máu có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ những yếu tố khách quan như cơ địa, cho đến những yếu tố kỹ thuật liên quan trực tiếp đến quá trình phẫu thuật thẩm mỹ. Việc xác định đúng nguyên nhân giúp người bệnh được xử lý kịp thời và phòng tránh biến chứng nghiêm trọng hơn.

Tác động vật lý mạnh sau phẫu thuật

Sau khi nâng mũi, cấu trúc mũi còn rất nhạy cảm và dễ tổn thương. Các tác động như nằm nghiêng khi ngủ, va đập vào mũi, xì mũi mạnh, ngoáy mũi hay mang kính ép lên vùng mũi đều có thể khiến các mao mạch bị rách, dẫn đến hiện tượng chảy máu dưới da hoặc chảy máu trong hốc mũi.

Sau phẫu thuật, người bệnh nên nằm ngửa, kê gối cao đầu, tránh tiếp xúc hay tác động lên vùng mũi ít nhất trong 7 ngày đầu.

Kỹ thuật phẫu thuật không chuẩn xác

Nguyên nhân chảy máu mũi sau khi nâng.

Tay nghề bác sĩ và quy trình thực hiện đóng vai trò then chốt. Nếu phẫu thuật xâm lấn quá sâu, hoặc thực hiện bởi bác sĩ không đủ chuyên môn, không đảm bảo vô trùng có thể gây:

  • Tổn thương sâu đến mô mềm và mao mạch

  • Tăng nguy cơ chảy máu kéo dài

  • Làm gián đoạn quá trình hồi phục

Cơ địa dễ chảy máu, rối loạn đông máu

Một số người có cơ địa dễ bị xuất huyết dưới da hoặc đang mắc các bệnh lý liên quan đến rối loạn đông máu (như thiếu vitamin K, rối loạn tiểu cầu, dùng thuốc chống đông…). Đây là nhóm đối tượng cần được thăm khám kỹ lưỡng trước phẫu thuật, nếu không nguy cơ nâng mũi bị chảy máu nhiều sẽ rất cao.

Dị ứng với vật liệu nâng mũi

Khi cơ thể phản ứng với chất liệu sụn nhân tạo hoặc sinh học (như silicon, ePTFE, sụn sườn nhân tạo…), vùng mũi có thể bị viêm đỏ, tụ dịch, gây vỡ mao mạch dẫn đến chảy máu.

Liên hệ để tư vấn 1:1 cùng bác sĩ

Liên hệ bác sĩ Cường

Biểu hiện thường thấy:

  • Mũi sưng nóng, đỏ, đau rát

  • Chảy máu kèm dịch vàng/mủ

  • Có thể xảy ra sau 3 – 7 ngày hậu phẫu

Lưu ý cơ thể mỗi người có phản ứng khác nhau với vật liệu. Trước khi nâng mũi, bạn nên được test vật liệu hoặc chọn cơ sở sử dụng sụn sinh học cao cấp đã qua kiểm định y tế.

Nâng mũi tại cơ sở của Bác sĩ Phùng Mạnh Cường - địa chỉ thẩm mỹ hiện đại và an toàn.
Nâng mũi tại cơ sở của Bác sĩ Phùng Mạnh Cường – địa chỉ thẩm mỹ hiện đại và an toàn.

Xem thêm: Sửa Mũi Hỏng, khắc phục mũi hư bằng công nghệ Hàn Quốc.

NÂNG MŨI BAO LÂU HẾT CHẢY MÁU?

Thời gian chảy máu sau khi nâng mũi có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm phương pháp phẫu thuật, cơ địa của mỗi người và cách chăm sóc sau phẫu thuật. Thường thì, chảy máu sau nâng mũi sẽ giảm dần và dừng hoàn toàn trong 1 đến 2 ngày đầu tiên sau khi phẫu thuật.

Trong trường hợp chảy máu kéo dài hoặc nặng hơn so với mức độ bình thường, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ của mình để được tư vấn và điều trị kịp thời. Bác sĩ có thể kiểm tra và đưa ra đánh giá cụ thể về tình trạng của bạn và hướng dẫn về cách điều trị phù hợp.

CÁCH XỬ LÝ AN TOÀN KHI BỊ CHẢY MÁU SAU KHI NÂNG MŨI

Khi gặp tình trạng nâng mũi bị chảy máu, điều quan trọng nhất là người bệnh cần bình tĩnh và có hướng xử lý đúng cách. Tùy vào mức độ chảy máu và các triệu chứng đi kèm, việc xử lý có thể thực hiện tại nhà hoặc cần đến cơ sở y tế. Dưới đây là các bước xử lý được các bác sĩ chuyên khoa khuyến nghị:

Hướng dẫn sơ cứu đúng cách tại nhà

Nếu máu chảy nhẹ, không kèm theo đau nhiều hay dấu hiệu bất thường khác, người bệnh có thể áp dụng một số bước sau:

  • Ngồi thẳng người, hơi nghiêng đầu về phía trước để máu không chảy ngược vào họng.

  • Dùng gạc sạch hoặc khăn mềm tiệt trùng, nhẹ nhàng thấm máu ở cửa mũi, tránh ấn mạnh hay đưa sâu vào trong.

  • Chườm lạnh nhẹ vùng mũi hoặc trán bằng khăn lạnh, không áp trực tiếp đá lên da để tránh bỏng lạnh. Nhiệt độ thấp sẽ giúp các mao mạch co lại và giảm chảy máu.

  • Nghỉ ngơi tại chỗ, không vận động mạnh hoặc nói chuyện nhiều trong lúc chảy máu.

  • Theo dõi sát tình trạng trong vòng 1 – 2 giờ sau đó.

Lưu ý: Không được dùng bông gòn không tiệt trùng hoặc khăn giấy vụn vì có thể để lại xơ sợi trong mũi gây nhiễm trùng.

Khi nào cần liên hệ bác sĩ ngay?

Người bệnh nên liên hệ với bác sĩ phẫu thuật hoặc đến cơ sở y tế chuyên khoa ngay trong các trường hợp sau:

  • Máu chảy nhiều, liên tục hơn 15 – 30 phút mà không tự cầm

  • Có cảm giác đau nhức tăng dần, kèm sưng to, nóng đỏ hoặc sốt

  • Mũi có mùi hôi, tiết dịch bất thường (dịch vàng, xanh hoặc có bọt)

  • Chảy máu sau 3 – 7 ngày phẫu thuật, đặc biệt nếu trước đó đã ổn định

Những biểu hiện này có thể cảnh báo tình trạng nhiễm trùng, tụ máu sâu, hoặc bị phản ứng với vật liệu nâng mũi, cần được can thiệp y khoa để tránh biến chứng nặng nề như hoại tử mô mũi.

Những điều tuyệt đối không nên làm khi bị chảy máu sau nâng mũi

Trong quá trình xử lý tại nhà, người bệnh cần tránh tuyệt đối một số hành vi có thể làm tình trạng nghiêm trọng hơn:

  • Không nằm nghiêng hoặc nằm sấp, vì trọng lực sẽ làm máu ứ đọng và tăng áp lực lên vùng phẫu thuật.

  • Không xì mũi, hắt hơi mạnh hoặc cười nói nhiều, vì các hành động này có thể làm bung vết khâu, rách mô.

  • Không tự ý dùng thuốc cầm máu, thuốc kháng sinh hoặc giảm đau nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu hoặc gây tương tác với vật liệu cấy ghép.

Có nên tháo sụn nếu chảy máu kéo dài?

Liên hệ để tư vấn 1:1 cùng bác sĩ

Liên hệ bác sĩ Cường

Câu hỏi được rất nhiều khách hàng quan tâm là liệu có nên tháo sụn nâng mũi khi bị chảy máu? Câu trả lời phụ thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu:

  • Nếu chảy máu do tụ huyết, nhiễm trùng nặng, dị ứng vật liệu, bác sĩ có thể chỉ định tháo sụn để xử lý triệt để ổ viêm.

  • Nếu chỉ là chảy máu nhẹ do tác động cơ học, thì không cần can thiệp tháo sụn, chỉ cần theo dõi và chăm sóc đúng cách.

Tuyệt đối không được tự ý yêu cầu tháo sụn hoặc đến cơ sở kém uy tín thực hiện, vì việc này có thể khiến mô mũi tổn thương nặng nề hơn, để lại sẹo vĩnh viễn hoặc biến dạng dáng mũi.

CÁCH PHÒNG NGỪA CHẢY MÁU SAU NÂNG MŨI HIỆU QUẢ 

Sau khi nâng mũi, chảy máu là hiện tượng bình thường và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Quá trình nâng mũi ảnh hưởng đến mạch máu nên sau khi nâng mũi, máu có thể chảy thành từng giọt nhỏ, nhỏ. Điều này xảy ra với hầu hết với những ai nâng mũi. Thông thường, sau một thời gian, mũi sẽ tự hết chảy máu.

Nguyên nhân nâng mũi xong bị chảy máu.
Nguyên nhân nâng mũi xong bị chảy máu.

Chăm sóc hậu phẫu đúng cách

Quá trình chăm sóc sau nâng mũi ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng lành thương, và khả năng ngăn ngừa các biến chứng như tụ máu, nhiễm trùng, hay chảy máu kéo dài.

Một số nguyên tắc chăm sóc bạn cần tuân thủ:

  • Giữ vệ sinh vùng mũi sạch sẽ theo hướng dẫn của bác sĩ, sử dụng gạc sạch, nước muối sinh lý để lau nhẹ vùng mũi ngoài (không tự ý nhỏ sâu vào mũi).

  • Không tự tháo nẹp, băng cố định hay chỉ khâu, trừ khi có yêu cầu từ bác sĩ.

  • Tránh chạm tay vào mũi, không gãi, ấn hay va chạm vào vùng phẫu thuật, nhất là trong tuần đầu.

  • Luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài để hạn chế tiếp xúc bụi bẩn và vi khuẩn từ môi trường.

Theo hướng dẫn từ Thẩm mỹ viện JW Hàn Quốc và Bệnh viện Thẩm mỹ Kangnam, các trường hợp chăm sóc sai cách là nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng nâng mũi bị viêm, sưng và chảy máu sau mổ.

Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động mạnh

Sau phẫu thuật, bạn cần:

  • Nằm ngửa khi ngủ, kê cao đầu để hạn chế sung huyết vùng mặt

  • Tránh tập thể dục, cúi người hoặc nâng vật nặng trong ít nhất 7 – 10 ngày đầu

  • Không nên di chuyển xa bằng máy bay hoặc các phương tiện rung lắc mạnh trong tuần đầu hậu phẫu

Sự ổn định của mô mềm và mao mạch trong giai đoạn đầu rất quan trọng. Bất kỳ tác động nào làm tăng áp lực lên vùng mũi đều có thể gây rách mao mạch và chảy máu trở lại.

Chế độ dinh dưỡng và kiêng cữ phù hợp

Dinh dưỡng hợp lý giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ quá trình tái tạo mô và làm lành vết thương. Đồng thời, một số thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ chảy máu cần được lưu ý kiêng cữ.

Nên bổ sung:

  • Thực phẩm giàu vitamin C, A, E như cam, cà rốt, súp lơ, đu đủ…

  • Uống đủ nước, ăn nhiều rau xanh, chất xơ

  • Bổ sung protein lành mạnh từ trứng, cá, thịt gà, đậu hũ…

Cần kiêng:

  • Thịt bò, rau muống, đồ nếp, hải sản, do dễ gây sưng, mưng mủ hoặc để lại sẹo lồi

  • Rượu bia, chất kích thích và đồ ăn cay nóng vì dễ làm giãn mạch máu, tăng nguy cơ chảy máu sau nâng mũi

Tuân thủ tái khám định kỳ theo lịch hẹn

Việc tái khám đúng lịch không chỉ giúp bác sĩ theo dõi tiến trình hồi phục mà còn kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường như tụ máu, nhiễm trùng hay dị ứng vật liệu nâng mũi.

Liên hệ để tư vấn 1:1 cùng bác sĩ

Liên hệ bác sĩ Cường

Trong mỗi lần tái khám, bác sĩ sẽ:

  • Kiểm tra vết thương

  • Đánh giá mức độ lành mô

  • Xử lý dịch tụ nếu có

  • Hướng dẫn tiếp tục chăm sóc tại nhà

Tái khám đúng hẹn là yếu tố giúp phòng ngừa biến chứng từ sớm, đặc biệt với những khách hàng có cơ địa nhạy cảm hoặc từng có tiền sử phản ứng sau phẫu thuật thẩm mỹ.

Hãy nhớ rằng việc làm theo hướng dẫn của bác sĩ và chăm sóc sau phẫu thuật là điều quan trọng để đạt được kết quả tốt nhất. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề gì sau nâng mũi, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Bác sĩ Phùng Mạnh Cường vừa gửi đến các bạn những thông tin cần biết về “Nâng mũi xong bị chảy máu”. Nếu bạn còn những thắc thắc cần được giải đáp thì liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thêm.

 

Bác sĩ Phùng Mạnh Cường với kinh nghiệm hơn 15 năm trong lĩnh vực làm đẹp thẩm mỹ.
Bác sĩ Phùng Mạnh Cường với kinh nghiệm hơn 15 năm trong lĩnh vực làm đẹp thẩm mỹ.

Thông tin Bác sĩ Phùng Mạnh Cường 

Chứng chỉ hành nghề: 004322/ĐNAI – CCHN

Công nhận CKI p.h.ẫ.u t.h.u.ậ.t tạo hình: 1430/QĐ-TĐHYKPNT

Đường dây nóng : 0938.788.236

Địa chỉ : Lầu 1, 576 Cộng Hòa, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM

THẮC MẮC THƯỜNG GẶP SAU NÂNG MŨI

Chảy máu sau 1 tuần nâng mũi có bình thường không?

Không. Trong hầu hết các trường hợp, chảy máu sau 1 tuần nâng mũi là dấu hiệu bất thường. Thời điểm sau 7 ngày là lúc vết mổ đã bắt đầu liền lại, mao mạch được phục hồi, vì vậy nếu có hiện tượng chảy máu xảy ra thì cần nghĩ đến các khả năng sau:

  • Tụ máu trong khoang mũi bị vỡ ra ngoài

  • Viêm nhiễm vết mổ, do chăm sóc sai cách hoặc vệ sinh không đảm bảo

  • Dị ứng với vật liệu nâng, gây phản ứng đào thải hoặc hoại tử mô

Trong những trường hợp này, bạn nên đến ngay nơi đã thực hiện phẫu thuật hoặc cơ sở y tế chuyên khoa tai – mũi – họng để kiểm tra.

Có nên tự uống thuốc cầm máu khi bị chảy máu sau nâng mũi?

Không nên tự ý dùng thuốc cầm máu nếu chưa có chỉ định từ bác sĩ. Một số loại thuốc có thể gây phản ứng ngược, làm máu đông không đúng cách hoặc ảnh hưởng đến quá trình lành thương.

Đặc biệt:

  • Không sử dụng aspirin, ibuprofen hoặc các thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) vì chúng có thể gây ức chế tiểu cầu, làm chảy máu nặng hơn

  • Không uống thuốc cầm máu dân gian hoặc truyền miệng chưa rõ nguồn gốc

Nếu thấy máu rỉ nhẹ, bạn có thể theo dõi và áp dụng phương pháp sơ cứu tại nhà như đã hướng dẫn ở phần trước. Nhưng nếu máu chảy nhiều, dai dẳng, hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức để được chỉ định thuốc hoặc can thiệp y tế phù hợp.

Sau nâng mũi bị chảy máu kèm đau đầu là dấu hiệu gì?

Chảy máu kèm đau đầu sau nâng mũi là một trong những dấu hiệu mà người bệnh không nên chủ quan. Đây có thể là biểu hiện của:

  • Tụ máu vùng xoang mũi, làm tăng áp lực nội sọ

  • Nhiễm trùng lan rộng, ảnh hưởng đến dây thần kinh vùng mặt và trán

  • Phản ứng viêm mô mềm sâu, dẫn đến cảm giác đau lan lên đầu

Một số bệnh nhân mô tả triệu chứng đau đầu như “nhói lên từng cơn”, “căng tức vùng trán”, “đau lan từ sống mũi lên hốc mắt”. Trong trường hợp này, bạn cần ngừng tất cả các hoạt động, giữ cơ thể nghỉ ngơi và đến cơ sở y tế để chụp kiểm tra mô mềm vùng mũi.

Đánh giá bài viết post

NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
TỪ BÁC SĨ




Bác sĩ Phùng Mạnh Cường tư vấn miễn phí

Có thể bạn quan tâm:

Nâng mũi cấu trúc
Nâng mũi cấu trúc là gì? Có an toàn không? Giữ được bao lâu?

Bạn đang tìm kiếm một phương pháp nâng mũi giúp cải thiện toàn diện dáng [...]

quy trinh tham my mat
Cắt mí mắt nội soi vi phẫu là gì? Có nên thực hiện hay không

Không ít người mong muốn có đôi mắt hai mí rõ nét, trẻ trung hơn [...]

ca da mat smas
Căng Da Mặt Smas – Lấy Lại Tuổi Xuân Ngay Tức Thì

Một bước tiến vượt trội giúp lấy lại tuổi thanh xuân cho phụ nữ chính [...]

Nâng Ngực Bị Biến Chứng Có Thể Khắc Phục
Nâng Ngực Nội Soi Vi Phẫu – Bí Quyết Để Có Vòng 1 Căng Tròn

Nâng ngực nội soi vi phẫu hiện nay đang là giải pháp được nhiều chị [...]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0938 788 236 Tư vấn miễn phí